Thai lưu hay thai chết lưu dễ xảy ra khi thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tùy vào tuần tuổi của thai nhi mà bác sĩ có những hướng giải quyết khác nhau.
Thông thường với thai nhi còn nhỏ sẽ được chỉ định hút thai chân không. Vậy hút thai lưu có đau không và hút thai lưu có nguy hiểm không?
Thai lưu hay thai chết lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong cổ tử cung. Thai nhi dễ chết lưu ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Với thai lưu còn nhỏ đến còn nhỏ thường sử dụng phương pháp hút thai chân không; với thai lưu trên 3 tháng tuổi và dưới 6 tháng tuổi được chỉ định Phá thai không đau, còn riêng với những thai nhi trên 6 tháng tuổi thì phải sử dụng phương pháp đẻ non.
Nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu có thể do thai phụ hoặc thai nhi.
Quá trình thực hiện hút thai lưu
- Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về sức khỏe, giải thích cho bạn về thủ thuật hút thai an toàn đối với thai lưu.
- Tiến hành khám khung chậu
- Sau đó bạn sẽ được uống thuốc giảm đau.
- Tiếp đến bác sĩ thực hiện đưa mỏ vịt vào trong âm đạo (bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu ở nơi bác sĩ đặt mỏ vịt).
- Tiến hành gây tê cổ tử cung cho bạn
- Dùng dụng cụ hút thai để loại bỏ thai lưu
- Bạn sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình làm thủ thuật và sẽ cảm thấy hơi khó chịu do cổ tử cung bị co lại.
- Khi gần kết thúc bạn có thể có cảm giác hơi đau và cảm giác này sẽ giảm đi ngay sau khi thủ thuật đã hoàn tất.
- Thủ thuật kéo dài trong khoảng 5 – 10 phút.
Hút thai lưu có đau không?
Khi đã xác định chính xác bạn bị thai chết lưu thì cần cho thai ra càng sớm càng tốt vì để lâu có thể gây những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung, chảy máu âm đạo…
- Hút thai lưu bằng chân không là một phương pháp an toàn, đáng tin cậy, sử dụng dụng cụ hút chân không để loại bỏ thai lưu.
- Phương pháp này an toàn và hạn chế tối đa cơn đau cho thai phụ.
Sau khi tiến hành thủ thuật điều gì sẽ xảy ra?
- Sau khi hoàn tất thủ thuật bạn sẽ được nằm nghỉ 30 phút để nhân viên y tế theo dõi phản ứng, sau đó bạn có thể ra về.
- Thông thường, bạn sẽ bị chảy máu và đau trong vài ngày đầu sau khi làm thủ thuật. Lượng máu gần giống với 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Lưu ý: khi lượng máu ra bất thường thì bạn cần liên hệ với cơ sở thực hiện thủ thuật để có hướng khắc phục ngay.
Các chị em cần lưu ý gì sau khi hút thai lưu
- Chị em cần uống thuốc theo đơn và thực hiện đúng các chỉ dẫn của nhân viên y tế
- Thay băng vệ sinh thường xuyên
- Lưu ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Kiêng lao động nặng ít 2 tuần sau khi hút thai.
- Nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Nếu không có biểu hiện gì lạ thì bạn vẫn nên đi khám lại sau 2 tuần để đảm bảo sức khỏe sinh sản đã hồi phục ổn định.
Lưu ý cho những chị em bị thai lưu ngay lần đầu mang thai
- Hai vợ chồng cần đi khám tổng thể để phát hiện nguyên nhân. Khi phát hiện ra một trong những bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về máu, bệnh nội tiết… cần điều trị khỏi trước khi thụ thai tiếp.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt, chuẩn bị sức khỏe tiền mang thai: không dùng các chất rượu, bia và các chất kích thích, ăn uống đầy đủ chất, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, chuẩn bị sức khỏe thật tốt khi mang thai lại,…
- Đi khám và theo dõi thai thường xuyên ngay từ khi phát hiện có thai: khi có thai lần sau thì thai phụ cần đi khám thai, siêu âm định kỳ để được theo dõi sức khỏe thường xuyên, cũng như để bác sĩ dự phòng các biện pháp hỗ trợ nội tiết tố trong quá trình mang thai.
Với những chia sẻ trên bạn đã hiểu rõ hơn về quá trình hút thai lưu và thực hiện hút thai lưu có những tác động gì.
Còn riêng với những chị em đã thực hiện thủ thuật này thì cần chú ý nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần luôn thoải mái để quá trình thụ thai kế tiếp được thuận lợi hơn.