Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt, Tính Ngày Rụng Trứng

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là những ngày kinh lặp đi lặp lại và cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác là để tránh thai an toàn hoặc muốn có thai.

Chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ sẽ bắt đầu từ tuổi dậy thì và có những ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống cho đến khi hết thời kỳ tiền mãn kinh. Chu kỳ này là 1 vòng tuần hoàn sinh lý khép kín và lặp đi lặp lại nằm dưới sự điều khiển của hormone sinh dục nữ có tên là Estrogen.

Đặc biệt với một số trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì nguyên nhân là do đâu và làm sao tính được ngày rụng trứng một cách chính xác? làm sao để điều trị ổn định?

Những thắc mắc về cách tính ngày rụng trứng chính xác này sẽ được giải đáp qua chia sẻ từ các bác sĩ phụ khoa đã có kinh nghiệm lâu năm.

cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính ngày rụng trứng

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai an toàn hoặc muốn thụ thai

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai sẽ dựa vào ngày đầu tiên có kinh, ngày cuối cùng có kinh và ngày rụng trứng.

Có thể chia chu kỳ kinh nguyệt ra làm 3 thời điểm: thời điểm nguy hiểm (dễ mang thai), thời điểm an toàn tương đối và thời điểm an toàn tuyệt đối (tránh thai cao).

Ngày rụng trứng thường xuất hiện là ngày ở giữa thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Nếu ngày có kinh đầu tiên là ngày mùng 1 và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng trung bình sẽ kéo dài khoảng 28 ngày thì ngày trứng rụng sẽ là ngày thứ 14 (tính từ ngày có kinh đầu tiên) (28/2).

Cách tính ngày rụng trứng (Thời gian dễ có thai):

Khi lấy ngày trứng rụng làm cơ sở để phân chia thì cách tính ngày rụng trứng sẽ được cộng trừ 5 ngày trước và sau ngày trứng rụng.

Vậy thời điểm nguy hiểm sẽ là thời gian từ ngày thứ 9 tới ngày thứ 19 (14 ± 5) của chu kỳ kinh nguyệt.

  • Nếu chị em phụ nữ chưa biết cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và quan hệ trong thời gian này mà không dùng bất cứ hình thức tránh thai nào thì tỷ lệ có thai lên đến 99%.
  • Ngược lại những cặp vợ chồng mà khả năng thụ thai kém thì nên quan hệ trong thời gian này. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai cũng dựa vào những yếu tố trên và đặc biệt quan hệ khi đã có những dấu hiệu rụng trứng thì rất dễ sinh con.

Cách tính ngày an toàn tương đối (Thời gian an toàn tương đối)

Thường được tính từ ngày bạn bắt đầu có kinh tới mốc bắt đầu thời gian nguy hiểm.

Với ví dụ như ở trên thì thời gian an toàn tương đối chính là từ ngày thứ của kỳ kinh kéo dài tới ngày thứ 9.

  • Đây là thời điểm tránh thai chỉ mang tính chất tương đối.
  • Vì đây là thời điểm trứng sắp rụng, mà tinh trùng của nam giới thì có thể sống trong bộ phận sinh dục nữ trung bình là khoảng 2 ngày và có ít trường hợp có thể kéo dài tới 5 – 7 ngày.
  • Nếu muốn tránh thai thì khi quan hệ bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su.

Cách tính ngày an toàn tuyệt đối (Thời gian tránh thai tốt)

Là thời gian còn lại khi đã trừ đi thời gian nguy hiểm và thời gian an toàn tương đối. Hay chính là thời gian được tính từ ngày rụng trứng tới ngày chuẩn bị có kỳ kinh tới.

Thời gian an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 28 của chu kì kinh nguyệt.

  • Vào thời điểm này, trứng đã rụng và nằm ở niêm mạc tử cung, thời gian sống của trứng chỉ trong vòng 24h tính từ thời điểm trứng đáp xuống tử cung vì thế vào thời điểm này trứng không thể kết hợp với tinh trùng để thụ thai được.
  • Với cách tính ngày rụng trứng để tránh thai thì khi quan hệ vào thời điểm này chị em phụ nữ sẽ tránh thai hiệu quả và an toàn dù không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là cách tính ngày rụng trứng có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ bởi vậy các bạn hãy thực sự quan tâm tới nó.

  • Các chuyên gia luôn khuyến cáo chị em nên lưu ý việc chu kỳ kinh nguyệt không đều kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
  • Nên theo dõi và ghi nhớ ngày kinh chính xác để có thể phát hiện những thay đổi bất thường một cách sớm.
  • Từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai của chị em sau này.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt là khái niệm dùng để chỉ 1 vòng tuần hoàn sinh lý khép kín và lặp đi lặp lại bình thường ở chị em phụ nữ bắt đầu từ khi đến tuổi dậy thì.

Chu kỳ kinh nguyệt nằm dưới sự điều khiển của hormone sinh dục nữ có tên là Estrogen và là dấu hiệu bình thường của sức khỏe sinh sản.

Thường thì chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em phụ nữ sẽ bắt đầu từ khi 13 tuổi hoặc chậm hơn thì 15 tuổi.

  • Bình thường thì một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trung bình khoảng 28 ngày, được tính bắt đầu từ ngày xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên cho tới ngày cuối cùng (xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo).
  • Nhưng lưu ý là khoảng thời gian này kéo dài bao nhiêu ngày luôn có sự thay đổi do có rất nhiều yếu tố tác động gây ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra đều đặn hàng tháng là thời gian ở giữa thời kỳ dậy thì (13 tới 16 tuổi) và thời kỳ mãn kinh (45 tới 55 tuổi).
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là những ngày rụng trứng cơ thể người phụ nữ sẽ phóng thích từ 1 – 2 trứng.
  • Trước khi trứng rụng, nội mạc thành tử cung của chị em được bao phủ. Sau khi trứng rụng, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và có thể hình thành bào thai.
  • Nếu thụ thai và thai kỳ không xảy ra, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.
  • Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh (khi đó phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm hộ).
  • Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là 1 trong những hiện tượng gặp rất phổ biến ở nữ giới. Đây có thể là 1 hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh phụ khoa nguy hiểm.

  • Chính vì vậy khi thấy bị kinh nguyệt không đều chị em cần nhanh chóng đi thăm khám.
  • Tuyệt đối không được tự ý tìm cách điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà bởi việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều mới có thể đạt kết quả.

Là gì?

  • Thời gian mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể quá dài, quá ngắn (dưới 22 ngày hay quá dài trên 35 ngày)
  • Lượng máu ra trong mỗi đợt kinh không tuân theo một quy luật định (khi quá ít, khi quá nhiều)
  • Màu máu kinh bất thường, có khi đen có khi đỏ tươi)
  • Thậm chí là không có kinh nguyệt.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em tháng trước là 28, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày… sẽ được coi là có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một số triệu chứng:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
  • Số ngày ra máu kinh quá 7 ngày hoặc dưới 2 ngày.
  • Màu sắc hoặc tính chất máu kinh bị thay đổi như máu kinh có màu nâu, máu kinh bị vón cục.
  • Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…

Nguyên nhân là do:

  • Rối loạn hormone sinh dục nữ (Estrogen)
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài, trầm cảm
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể thói quen sinh hoạt như thời gian ngủ nghỉ bị thay đổi, thức đêm nhiều, lo lắng
  • Hoặc do chị em mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Những ảnh hưởng sẽ là:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài
  • Mất ngủ, hay mơ, cáu giận, giảm trí nhớ
  • Thiếu máu
  • Nghiêm trọng hơn hết là chị em có thể mắc vô sinh nếu không kịp thời điều trị.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản. Chính vì vậy nếu như có triệu chứng kinh nguyệt không đều chị em cần nhanh chóng đi khám để kiểm tra và có chỉ dẫn hướng khắc phục.

Cách chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều

cách chữa kinh nguyệt không đều

Có rất nhiều cách điều chỉnh khi chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nhưng như đã chia sẻ bên trên, điều quan trọng trong tiến trình điều trị là cần phải xác định được chính xác nguyên nhân thì mới có thể đưa ra phương pháp khắc phục thích hợp.

  • Do bị stress, ăn uống hoặc sinh hoạt không điều độ: Cần điều chỉnh lại trạng thái tâm lý, chế độ ăn uống và sinh hoạt thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ sớm trở lại bình thường.
  • Do đang ở độ tuổi dậy thì hay tiền mãn kinh: Do nội tiết tố không ổn định. Cần nghỉ ngơi, sinh hoạt cho khoa học, điều độ, giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, vệ sinh sạch sẽ vùng kín…
  • Do bệnh lý: Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều theo 2 hướng nội khoa và ngoại khoa. Phương pháp nội khoa áp dụng cho những trường hợp bị mắc các bệnh viêm âm đạo, u xơ tử cung (giai đoạn sớm), buồng chứng đa nang… Còn bị u xơ tử cung (giai đoạn muộn), tắc ống dẫn trứng… thì cần phải điều trị theo hướng ngoại khoa.

Chị em cần lưu ý việc thực hiện điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều cần phải có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

Chỉ khi việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều đúng nguyên nhân thì tình trạng mới được khắc phục hoàn toàn.

Tốt, khi có dấu hiệu bất thường của sức khỏe hãy liên hệ ngay với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để được giải đáp trực tiếp.

bác sĩ tư vấn

up top