Những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ dàng nhận thấy ở chị em phụ nữ như: đau vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều, da mặt nhờn, mọc nhiều mụn, mất ngủ hoặc ngủ kém, căng tức, đau ngực, táo bón, tiêu chảy, rối loạn cảm xúc…
Có khi làm cho chị em nhầm tưởng rằng bản thân gặp phải vấn đề bất thường, nguy hại về sức khỏe nên rất lo lắng, hoang mang, hay cáu giận.
Thực ra, các dấu hiệu trên là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, không có vấn đề gì đáng lo ngại nên chị em không cần phải quá lo lắng.
Nhưng nếu các dấu hiệu sắp có kinh như ở trên quá dữ dội, nặng nề, chị em hãy đến phòng khám để thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những ảnh hưởng không tốt tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tinh thần.
Những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt thường gặp
Đau vùng bụng dưới
Đau râm ran, khó chịu tại vùng bụng dưới là một trong những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt điển hình ở chị em phụ nữ. Dấu hiệu này còn gặp ở ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt.
- Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do khi sắp có kinh hoặc đang có kinh, lượng hoocmon nữ estrogen tăng lên cao hơn mức bình thường khiến cho tử cung co thắt để đẩy máu kinh ra bên ngoài.
- Các chị em có thể giảm thiểu tình trạng đau đớn vùng bụng dưới trước và trong khi có kinh bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm chứa axit béo omega3 trong các bữa ăn hằng ngày.
- Đó là cá ngừ, hạt vừng, hạt bí ngô, hướng dương, súp lơ trắng, rau cải xoăn, bắp cải, đậu phụ… vì nó có tác dụng làm giảm lượng tiết tố nữ (nguyên nhân gây đau).
Khí hư ra nhiều
Chị em luôn thấy vùng kín ẩm ướt và khó chịu. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể, chị em chỉ cần chú ý thay đồ lót và vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên để tránh viêm nhiễm là được.
- Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý, nếu khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi với màu sắc lạ thường (màu xanh, màu nâu…) thì không còn phải là hiện tượng bình thường nữa, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đang bị bệnh.
Da mặt nhờn, mọc nhiều mụn
Da mặt của chị em sẽ nhờn và có nhiều mụn hơn vào khoảng thời điểm trước khi có kinh khoảng 3 – 5 ngày. Thậm chí, một số chị em còn thấy làn da trở nên nhạy cảm hơn, dễ ngứa ngáy và bầm tím hơn.
- Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cơ thể thiếu lượng kẽm cần thiết, các enzym gây viêm nhiễm có cơ hội phát triển.
- Để giảm thiểu tình trạng này, chị em nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm (vì kẽm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của enzym gây viêm nhiễm) như tôm, thịt bò, thịt cừu, thịt nạc, đậu nành, lòng đỏ trứng gà.
Mất ngủ hoặc ngủ kém
Mất ngủ hoặc ngủ kém sẽ xuất hiện vào thời điểm trước khi có kinh khoảng 1 tuần.
- Do cơ thể thiếu hụt chất trytophan (trytophan có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp chị em dễ ngủ và ngủ ngon hơn).
- Chị em nên ăn nhiều thực phẩm có chứa trytophan như thịt bò, thịt gà tây, quả hồ đào.
Căng tức, đau ngực
Dấu hiệu căng tức, đau ở vùng đầu ngực sẽ xuất hiện trước một vài ngày và trong chu kỳ kinh nguyệt, và mất đi sau khi hết kinh.
- Tình trạng này xảy ra có thể là do cơ thể thiếu hụt vitamin E.
- Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin E trong các bữa ăn hằng ngày, như các loại củ hoặc quả có màu đỏ (cà chua, cà rốt, ngũ cốc, dầu thực vật).
Táo bón, tiêu chảy
Trước và trong khi có kinh, chị em có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, thèm ăn… Lý giải tình trạng này là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa.
Rối loạn cảm xúc
Rất dễ dàng nhận biết rối loạn cảm xúc đó là hay cáu giận, chán nản, khóc lóc… Chị em nên chú ý suy nghĩ lạc quan, vui vẻ, điều chỉnh lại cảm xúc để bảo đảm ổn định cho sức khỏe sinh sản.