Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Thời Gian Thai Kỳ 9 Tháng 10 Ngày Mang Thai

Thời kỳ 9 tháng 10 ngày thai nghén của phụ nữ mang thai luôn luôn là khoảng thời gian tuyệt vời đối với tất cả mọi người phụ nữ. Bởi đây là khoảng thời gian mà người mẹ luôn cảm nhận rõ những thay đổi và sự phát triển của con khi con trong cơ thể mình. Luôn luôn có sự gắn kết linh thiêng trong tình mẫu tử giữa mẹ và con.

Những thay đổi từ sức khỏe và tâm trạng của mẹ sẽ có những ảnh hưởng đến sự phát triển của con, nếu không thích con sẽ có phản hồi lại cho mẹ ngay. Và khi có những cử động đầu tiên của con, con lớn dần, những dinh dưỡng con thích, âm thanh mà con thích nghe… người mẹ cũng đều có thể cảm nhận được. Những gắn kết thiêng liêng này sẽ mãi theo tình yêu của con và mẹ trong suốt cuộc đời.

Bác sĩ sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho những người phụ nữ mới mang thai lần đầu hay chuẩn bị có kế hoạch sinh bé tiếp theo.

Với những dấu hiệu thường thấy từ khi mới bắt đầu có thai, những yếu tố và vấn đề cần lưu ý trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, mang thai tháng thứ 6, tháng thứ 7, tháng thứ 8, cùng những dấu hiệu sắp đến ngày sinh trước 2 tuần và dấu hiệu chuyển dạ.

Để qua đây chị em phụ nữ sẽ có sự chuẩn bị, chăm sóc tốt hơn cho bé yêu và chính mình từ khi biết có thai đến khi sinh bé.

9 tháng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Những dấu hiệu có thai sớm

Nhận biết dấu hiệu có thai một cách chuẩn xác để có thể bảo vệ sức khỏe của thai phụ và chăm sóc cho thai nhi khỏe mạnh, an toàn bằng cách tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động nhẹ nhàng…

  • Kể từ khi thụ thai thành công, cơ thể người phụ nữ có những sự thay đổi rất lớn, trong đó chủ yếu và quan trọng là sự thay đổi nội tiết tố.
  • Những sự thay đổi này được bộc lộ một cách rõ ràng ra bên ngoài tạo thành các dấu hiệu riêng biệt, đặc trưng để nhận biết đã có thai:

Những dấu hiệu có thai sớm ở người phụ nữ

  • Chậm kinh nguyệt: Thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bị trễ nhiều ngày thì nên đi mua que thử thai về kiểm tra để từ đó có hướng chăm sóc cho bé phù hợp ngay từ đầu.
  • Thường có hiện tượng buồn nôn: Khi thấy hiện tượng buồn nôn xảy ra liên tục thì hãy chú ý vì khả năng chị em có thai rất là cao.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Sở thích ăn uống bị thay đổi, một số trường hợp còn không ăn uống được gì, thậm chí chỉ ngửi thấy mùi thức ăn thôi là đã nôn thốc nôn tháo.
  • Căng tức ngực và mệt mỏi: Trước đó có quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai và thấy căng tức ngực.
  • Đau lưng: Hệ thống dây chằng ở lưng bị kéo dãn ra, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn nhiều. Thấy những cơn đau nhức dọc theo sống lưng và thây đau hơn khi thai nhi dần.
  • Tâm trạng và thân nhiệt bất thường: Nhiều bà bầu đã trở nên khó tính, hay cáu gắt, tủi thân. Do hoocmon trong cơ thể bị thay đổi nhanh, thân nhiệt tăng cao hơn.
  • Táo bón và đi tiểu nhiều lần: Do bào thai chèn ép lên bàng quang và hệ tiêu hóa. Tuổi thai càng nhiều thì tần suất đi tiểu, tình trạng táo bón của chị em càng cao.

Để biết chính xác hơn việc mình đã có thai hay chưa thì chị em nên dùng que thử thai. Que thử thai cho kết quả dựa trên sự xuất hiện của nồng độ hoocmon HCG trong cơ thể, loại hoocmon này chỉ xuất hiện khi mang thai.

Tốt, bạn nên mua 2 loại que thử khác nhau do một số trường hợp thì 1 que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác.

Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu

mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày vì khi này thai nhi chỉ mới làm tổ ở tử cung, còn rất yếu, chưa bám chắc được vào thành tử cung của người mẹ.

Có 2 mốc quan trọng cần đi khám thai là tuần thứ 6 và 12:

Đối với thai nhi còn nhỏ có thể nhận biết được hoạt động của tim thai qua siêu âm (kiểm tra để xác định thai nhi hoạt động bình thường).

Đối với thai nhi còn nhỏ có thể đo khoảng sau gáy (nhằm phát hiện một số vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể).

Việc nên làm:

  • Bổ sung thực phẩm tốt đối với sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng đầu là: axit folic, choline, vitamin D, sắt, canxi, magie, kali, viatmin A và C… Các chất này có rất nhiều trong các loại thịt, cá, rau xanh và củ quả tươi có sẵn trong tự nhiên.
  • Học hỏi kinh nghiệm từ các bà mẹ khác để biết điều gì nên làm hay không nên làm, có thể giúp ích được rất nhiều.
  • 3 tháng đầu cần nghỉ ngơi nhiều vì cơ thể thay đổi và thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén vô cùng khó chịu như dị ứng với mùi lạ, hay buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đi tiểu nhiều…
  • Vì thai nhi rất dễ bị động, thậm chí là sảy do chưa bám chắc vào tử cung nên cần chú ý hoạt động nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên hoạt động mạnh, leo cầu thang nhiều, làm việc nặng, dơ tay với lên cao.
  • Cần chú ý tới nhiệt độ nước tắm và gội đầu, nếu nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột sẽ gây ra 1 số dị tật cho thai nhi.
  • Tuyệt đối không nên tập trung nơi đông người, là nơi có bệnh dịch, vì lúc này sức đề kháng yếu hơn, khả năng chống lại vi khuẩn kém, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
  • Không đứng làm việc quá lâu do sức ép có toàn thân lớn khiến cho thai phụ mệt mỏi, thậm chí là rất dễ mắc bệnh trĩ. Cho nên, để hạn chế tình trạng này, thai phụ không nên đứng làm việc quá lâu.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc ga… sẽ khiến cơ thể bị suy nhược trầm trọng, còn tạo ra nguy cơ dị tật ở thai nhi.
  • Quan hệ nhẹ nhàng: Nếu có quan hệ thì các ông bố cần chú ý mang bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh vùng kín, luôn chú ý tới cảm giác cũng như cảm xúc của người vợ để có sự đồng điệu.
  • Tuân thủ thời gian khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 6

mang thai tháng thứ 6

Sự phát triển của thai:

  • Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng
  • Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn và dù chân tay đã có thể duỗi ra
  • Hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông
  • Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa
  • Cơ thể dài hơn và cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ
  • Đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc
  • Đây cũng là thời gian em bé bắt đầu cử động và chân bắt đầu đạp nhiều.

Có thể thấy bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm, đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt hoặc khi nghe tiếng của bố, hoặc khi có một tiếng động bất ngờ.

Những thực phẩm nên ăn:

  • Tăng cường các loại đồ ăn nóng, thực đơn đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc, đậu đỏ, đậu xanh.
  • Bổ sung nhiều chất có hàm lượng sắt cao như máu động vật, thịt nạc, thịt bò, các lọai cá, các loại đậu, các loại rau củ quả.
  • Các thực phẩm cung cấp canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm. Rong biển, tảo đỏ, đậu tương, đậu hũ, trứng gà, mấm mèo, rau cải, xương đầu động vật, thịt nạc, các lọai cá, tép, tôm khô.
  • Khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, trực tiếp ăn lạc, vừng…

Cần kiêng:

  • Tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động, không nên cầm vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng.
  • Không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.
  • Tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.
  • Tránh để cho cơ thể thai phụ bị lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Trong giai đoạn này phải chú ý giữ ấm.

Mẹ tăng bao nhiêu cân là đủ:

  • Vào giai đoạn này bạn nên tăng cân khoảng 0.5 kg đến 1kg mỗi tháng tương đương với khoảng 1.5 kg đến 2.5kg trong cả giai đoạn này. Đây được cho là cân nặng tiêu chuẩn.
  • Nếu bạn tăng vượt quá hay không đạt số lượng này cũng không cần phải lo ngại, chỉ cần em bé đạt cân nặng tiêu chuẩn và phát triển bình thường là được.

Có quan hệ được không?

  • Khi không có bất kỳ sự bất thường nào, sức khỏe tốt và biết cách quan hệ thì việc đó không hề ảnh hưởng đến thai nhi mà còn khiến vợ chồng cảm thấy hạnh phúc và gắn bó hơn.
  • Vì vậy các cặp vợ chồng yên tâm rằng các bà bầu mang thai tháng thứ 6 vẫn có thể quan hệ được, nhưng phải thận trọng hơn mà thôi!

Phụ nữ mang thai tháng thứ 7

Thai nhi 7 tháng

Mang thai tháng thứ 7 cũng là tháng bắt đầu cho giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng của chị em.

  • Đây là giai đoạn thai nhi có nhiều thay đổi từ kích thước cho tới các bộ phận trong cơ thể đã dần được hoàn thiện.
  • Và cơ thể người mẹ lúc này cũng không tránh khỏi những trở ngại, khó khăn để thích nghi với sự phát triển ấy.

Sự thay đổi của cơ thể bà bầu

Mang thai tháng thứ 7 vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ. Tháng thứ 7 là giai đoạn bà bầu tăng cân nhanh (Trung bình tăng từ 150 – 200 gram/ tuần)

Có khi tăng nhanh đến mức thấy nặng nề, mất thăng bằng, đôi gò đồng bảo của chị em có thể bắt đầu có hiện tượng rò rỉ sữa non, hiện tượng ợ nóng khá phổ biến.

  • Do thai đặt rất nhiều áp lực lên cơ hoành của chị em, thậm chí là lên cả gan, dạ dày và ruột. Trọng lượng bổ sung này có thể gây ra hiện tượng đau lưng kéo dài.
  • Thai nhi của bạn sẽ tạo áp lực lên phổi của bạn, đôi khi khiến bạn cảm thấy khó thở. Lồng ngực và xương chậu sẽ cảm thấy đau.
  • Cảm thấy mình trở lên nặng nề và vụng về, các hoạt động sẽ chậm hơn, và dáng đi lạch bạch, cong hình cánh cung.

Trong giai đoạn này bắt đầu thấy căng thẳng, phần vì lo lắng hình thức sinh con, phần là do hiện tượng tự nhiên của quá trình mang thai.

Bác sĩ sẽ khuyên chị em nên tâm sự với chồng nhiều hơn và nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình để có được những lời khuyên hữu ích.

Cần chú ý:

  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như sữa, phômai, cá hồi, cá ngừ và súp lơ xanh.
  • Các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa một lượng lớn axit béo, omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi và đặc biệt, có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của bé sau khi chào đời.
  • Cần ăn thêm khoảng 840 kalo/ ngày để đảm bảo thai nhi có đủ dinh dưỡng phát triển.
  • Theo như ý kiến của các chuyên gia thì rất ít bà bầu có thể quan hệ trong khi mang thai tháng thứ 7. Nếu có thì phải đặc biệt chú ý đến tư thế.

Bước sang thời kỳ mang thai tháng thứ 7 là thời điểm đếm ngược đến giai đoạn sinh con đã bắt đầu.

Chị em đã đi được hơn 3/4 chặng đường mang thai và giai đoạn này sẽ làm bạn ngạc nhiên vì những tuần còn lại sẽ qua rất nhanh.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 8

Thai nhi 8 tháng

Đến tháng thứ 8 thì thai nhi dường như đã dần phát triển hoàn thiện với đủ các cơ quan, bộ phận với sự hoạt động dần dần của các chức năng.

Thai nhi có những thay đổi là khuôn mặt của bé trở nên rõ nét, đầy đặn hơn, hệ hô hấp, hộp sọ và não bộ hoàn thiện, phát triển tốt; hệ xương phát triển cứng cáp hơn; cân nặng trong khoảng từ 2, 3kg đến 2,8kg.

Cơ thể người mẹ:

  • Bụng bầu trở nên nặng nề và to hơn
  • Tâm trạng lo lắng, bồn chồn và có phần hồi hộp vì sắp sinh
  • Hay bị hụt hơi, ợ chua; bị táo bón
  • Xuất hiện những cơ co thắt đau bụng thường xuyên do thai nhi đạp
  • Vùng kín thường xuyên ẩm ướt, đi tiểu nhiều lần.

Khám thai ở tuần 32:

Cần khám thai do bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám y tế có chất lượng tốt để nhận biết các dấu hiệu quan trọng:

  • Thai nhi quay đầu xuống dưới để thuận lợi cho sinh nở
  • Có dây rốn quấn cổ hay không
  • Cân nặng của bé là bao nhiêu
  • Huyết áp
  • Bề cao tử cung
  • Nước ối trong hay đục…

Bởi vì, bước vào tuần 32, một số trường hợp có thể sinh bất cứ lúc nào nên cần được theo dõi thường xuyên các chỉ số để có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.

Nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa khi đi khám thai để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, cân bằng lượng nước ối (không nhiều quá mà cũng không được ít quá)

Cần bổ sung nhiều dưỡng chất:

  • Nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất nhiều vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, carbohydate, protein, chất béo, chất xơ.
  • Bổ sung bằng cách tăng các loại rau có màu xanh thẫm, các loại quả mọng, hoa quả sấy khô, lòng đỏ trứng, cá, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, thịt gà, ngô, bơ, bánh mì, súp lơ, bông cải xanh.

Những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần và dấu hiệu chuyển dạ

dấu hiệu sắp sinh - dấu hiệu chuyển dạ

  • Bụng bầu tụt xuống, sa bụng vào khoảng thời gian 1 hoặc trên 2 tuần trước khi sinh. Do bé di chuyển dần xuống phía dưới bên trong khung xương chậu tạo nên hiện tượng sa bụng. (rõ ràng khi sinh con lần đầu tiên)
  • Bắt đầu mở cổ tử cung để sẵn sàng chào đón thai nhi sẽ xuất hiện vào khoảng vài ngày hoặc 2 tuần trước khi sinh. Dấu hiệu này chỉ được nhận biết thông qua các dụng cụ y tế. Khi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của cổ tử cung.
  • Khi sắp đến ngày sinh sẽ xuất hiện hiện tượng sụt cân, hoặc cân nặng chững lại, không tăng thêm. Do sắp đến ngày sinh lượng nước ối sẽ giảm xuống, thấy mệt mỏi, lười ăn.
  • Chỉ muốn nằm nghỉ ngơi chứ không muốn hoạt động. Là do bụng bầu ngày càng to và nặng nề khiến cho cơ thể phải chịu áp lực lớn.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn do đầu của thai nhi nằm gần sát với bàng quang nên gây kích thích bàng quang.
  • Tăng lượng và độ đặc của dịch tiết vùng kín, có thể thấy có kèm theo máu.
  • Đau bụng dữ dội do cổ tử cung bắt đầu mở rộng, cần đến bệnh viện hoặc phòng đỡ đẻ ngay, vì rất có thể em bé sẽ sinh trong khoảng 1 đến 2 giờ tiếp theo.
  • Vỡ ối là dấu hiệu cuối cùng để biết bé sắp chào đời.

Với những thông tin chi tiết về thời kỳ 9 tháng 10 ngày thai nghén của phụ nữ mang thai chắc hẳn các bạn đã biết được những việc cần làm để chăm sóc tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe thai phụ.

Hãy chuẩn bị trước những công việc cần làm để chào đón em bé khi ra đời nhé.

bác sĩ tư vấn

up top